323 Khuong Ha pagoda

Chùa Khương Hạ (Phụng Lộc Tự)

sông Tô Lịchthời Lê trung hưngquận Thanh Xuân

Chùa có từ thế kỷ XVII. Tên chữ: Phụng Lộc Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1993). Vị trí: 61 Ng. 29 P. Khương Hạ, XRQ8+R7, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 5,6km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: 254 Khương Đình (xe 05), Đd 381 Vũ Tông Phan (104).

Du khách có thể đến chùa bằng lối đi từ Ngã Tư Sở đến Cầu Mọc thì rẽ trái xuôi về hướng nam theo phố Khương Trung khoảng 1,4km rồi rẽ phải vào ngõ 108 Bùi Xương Trạch. Chùa tọa lạc gần cầu Khương Đình bắc qua sông Tô Lịch, cách đình Khương Hạ ở phía bắc khoảng 200m và cách các điểm dừng xe bus số 5 hoặc 104 khoảng 300m.

Lược sử

Chùa Khương Hạ còn gọi là chùa Khương Đình, tên chữ Phụng Lộc Tự, ít nhất đã có từ thế kỷ XVII. Nơi đây v48n thuộc đất vùng Tam Khương (ba làng Gừng), trước năm 1945 là xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông; nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Ngày nay chùa đang được sửa sang khang trang trong một khuôn viên rộng lớn có tường bao quanh và những cây nhãn to, kinh phí trùng tu do dân sở tại đóng góp và UBND TP Hà Nội cấp thêm.

Tam quan chùa Khương Hạ. Ảnh ©NCCong 2018

Ngày 16-3-1993, Bộ Văn hoá và Thông tin đã xếp hạng chùa [và đình] thôn Khương Hạ là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Kiến trúc

Chùa Khương Hạ đã nhiều lần sửa chữa, gần đây lại được đại trùng tu, dự kiến hoàn thành vào mùa thu năm 2016. Tam quan nhìn về hướng nam qua sân ra ngõ 108 Bùi Xương Trạch, 3 cửa đều xây kiểu 2 tầng 8 mái lợp ngói giả, trên cửa chính có đắp 3 chữ Hán “Phụng Lộc Tự”. Hiện còn có một tam quan khác quay hướng tây ra ngõ 29 Khương Hạ.

Đi qua cổng chính vào sân gạch nằm giữa các vườn cảnh du khách sẽ thấy tượng đài Quan Âm đứng phía bên trái, trước mặt là tòa tiền đường 5 gian, kết nối với hậu cung thành hình chuôi vồ. Giáp đầu hồi tiền đường là nhà thờ Mẫu với 3 gian trước và 1 gian hậu cung cũng xây theo hình chuôi vồ, mặt quay hướng đông qua một ao sen hình chữ nhật có tường hoa vây quanh.

Thượng điện chùa Khương Hạ. Ảnh ©NCCong 2018

Chùa trong gồm 3 dãy nhà đơn giản hơn được xây trên nền cao 3 bậc và che gần kín sân sau. Bên phải là nhà khách và Tổ đường rộng 5 gian 2 chái, bên trái là dãy phòng Tăng. Hậu đường cũng 5 gian 2 chái, sau lưng là vườn tháp với 5 ngôi mộ của các vị sư trụ trì đã quá cố.

Di sản

Chùa Khương Hạ hiện còn giữ được 2 quả chuông đúc năm Tự Đức 17 (1864) và Thành Thái 15 (1903). Ngoài ra còn có hơn 20 pho tượng Phật giáo được tạo tác theo phong cách nghệ thuật cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, tuy nhiên tất cả tượng và trang trí nay trở thành quá mới sau khi sơn son thiếp vàng.

Gian bên tả tiền đường thờ tượng Đức Ông, hai bên thiêu hương bày cặp tượng Hộ pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác. Hàng thứ nhất đặt bộ tượng Phật Tam Thế; hàng thứ hai có bộ tượng A Di Đà Tam Tôn; hàng thứ ba bày tượng Như Lai Niêm Hoa cỡ lớn; hàng thứ tư gồm tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; hàng thứ năm có tượng Quan Âm tọa trên đài sen; hàng cuối cùng đặt tượng Thích Ca sơ sinh. Góc trong bên phải đặt tượng Quan Âm tống tử, bên trái có tượng Quan Âm toạ sơn.

Tiền đường chùa Khương Hạ. Ảnh ©NCCong 2018

Chính điện có 2 bộ cửa võng rất đẹp: cửa phía ngoài được chạm khắc tinh tế với các hình phượng múa, hoa quả thiêng (đào, lựu…), cửa phía trong làm theo đề tài tương tự nhưng kỹ hơn với hai giải kim tòng hai bên. Góc trong bên phải đặt tượng Quan Âm tống tử, bên trái có tượng Quan Âm toạ sơn.

Di tích lân cận

Ngay trong ngõ 342 Khương Đình có ngôi mộ của danh nhân Đặng Trần Côn (1715?-1751), tác giả trường ca “Chinh phụ ngâm khúc”, vốn người làng Mọc Hạ Đình. Xa hơn chút còn có:

©NCCông 2016-2020, Khuong Ha pagoda