302 Thanh Nhan pagoda

Chùa Thanh Nhàn (Ô Chợ Dừa)

quận Đống Đasông Kim Ngưuthời Lê trung hưng

Chùa Thanh Nhàn có từ trước giữa thế kỷ XVII. Tên chữ: Thanh Nhàn Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: ngõ 318 Đê La Thành, 2RFF+7R Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 2,7 km (hướng 9 h). Trạm bus lân cận: Đối diện 248 Đê La Thành (xe 23, 28), 77 Hào Nam (99).

Lược sử

Theo “Nghĩa Phê tạo đình bi ký” (bài ký về việc xây đình Nghĩa Phê) khắc trên tấm bia dựng năm Nhâm Thân niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (1692) gần Ô Chợ Dừa thì đình “nằm ở giữa, bên phải đối diện chùa Thanh Nhàn, bên trái cao ngang đàn Xã Tắc”.

Trên tấm bia hình trụ 4 mặt ở “Cao Sơn Hưng Miếu” dựng ngày 5 tháng Năm âm lịch đời Chính Hòa (1680-1705) lại ghi “Đình Đông Các bên hữu về phía Bạch Hổ, dãy núi bao bọc, đình cao ngang xấp xỉ chùa Thanh Nhàn”. Các tư liệu trên đây cho thấy muộn nhất là đến cuối thế kỷ XVII đã có chùa này rồi.

Sân chùa Thanh Nhàn. Photo ©NCCong 2016

Vùng xung quanh chùa bao gồm những địa danh nổi tiếng trong lịch sử Thăng Long như khu Thập Tam Trại và hồ Giảng Võ ở phía tây bắc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Văn Chương và đàn Xã Tắc ở phía đông, đê La Thành và hồ Hoàng Cầu ở phía nam, v.v..

Đến thế kỷ XVIII, chùa Thanh Nhàn đã bị hư hại nhiều. Một vị tướng họ Đỗ làm quan Thái Bảo triều Lê trung hưng bèn cúng tiền và tổ chức xây lại chùa, tấm bia đá ghi lại việc này và pho tượng phù điêu của quan ngài nay vẫn còn. Trong thời Nguyễn, chùa được trùng tu và đúc chuông vào năm 1810, đến năm 1895 lại tôn tạo tòa tam bảo. Trong thế kỷ XX, nhà chùa khởi công năm 1901 tu bổ toà hậu đường và năm 1946 cho sửa chữa toà hậu cung.

Ngày 21-1-1989, chùa Thanh Nhàn được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Ngõ chùa Thanh Nhàn. Photo ©NCCong 2016

Kiến trúc

Sang đầu thế kỷ XXI, chùa Thanh Nhàn được đại tu với quy mô lớn. Hiện nay cổng ngoài là một tam quan nhỏ kiểu 2 tầng giả 8 mái và vẫn mở ra ngõ 318 La Thành như trước kia. Sau cổng này khoảng 40 m là tam quan nội kiểu 2 tầng 4 mái chồng diềm dưới bóng cổ thụ và đối diện các chung cư ở phía đông bắc. Bên hữu là vườn tháp mộ và từ đây nhìn về phía đông sẽ thấy khu nhà của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Tòa tiền đường 5 gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, gian giữa kết nối với hậu cung 3 gian theo hình “chữ Đinh”. Bên ngoài tiền đường có hai cửa nhỏ ăn thông vào sân trong với hai dãy tả hữu mạc 3 gian và nhà hậu đường 5 gian. Sau lưng nhà hữu mạc là ao lớn hình chữ nhật với tượng đài Quan Âm Nam Hải ở giữa. Sau lưng nhà tả mạc và hậu đường có các dãy nhà sinh hoạt mở ra sân hậu.

Phật điện chùa Thanh Nhàn. Photo ©NCCong 2016

Di vật

Trong chùa bài trí một hệ thống đầy đủ các tượng Phật giáo Bắc tông, tượng Mẫu và tượng Tổ, kích thước không lớn nhưng có giá trị nghệ thuật. Bên cạnh các bức hoành phi, câu đối, cửa võng và đồ thờ còn có 2 bức phù điêu tạo hình chân dung của 2 vị tướng thuộc dòng họ Đỗ. Ngoài ra lại có một số tấm bia đá và cổ vật quý.

Di tích lân cận

©NCCông 2016-2018, Thanh Nhan pagoda