1029 Xuan Duc pagoda
Chùa Xuân Dục (Sùng Ân tự)
h.Gia Lâmsông ĐuốngChùa Xuân Dục có từ khoảng thời Nguyễn. Tên chữ: 崇 恩 寺 (Sùng Ân Tự). Vị trí: 3WW3+789, thôn Xuân Dục, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 13 km (hướng 2 h). Trạm bus lân cận: Đd ngõ vào Cty vật tư Mỏ địa chất - QL3 (xe 15, 17, 43, 122), Cạnh đường vào Phù Đổng - 44 Hà Huy Tập (xe 10a, 10b, 54)
Địa lý
Yên Thường là một xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xã có diện tích 8,67 km², dân số năm 2022 là 18.557 người, mật độ đạt 2.205 người/km², mã hành chính là 00529. Trong xã có 9 thôn: Dốc Lã, Đình Vỹ, Đỗ Xá, Lại Hoàng, Liên Đàm, Trùng Quán, Xuân Dục, Yên Khê, Yên Thường. Trên bản đồ xã, phía tây bắc giáp với huyện Đông Anh, phía nam giáp thị trấn Yên Viên, còn phía đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Lược sử
Trước đây, địa bàn xã Yên Thường thuộc tổng Yên Thường, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 25-1-1948, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 120-SL bãi bỏ cấp phủ. Theo đó, xã Yên Thường thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 9-7-1948, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 1 ban hành Quyết định số 422PC/2 về việc hợp nhất 3 xã Thiên Đức, Đình Vỹ và Yên Thường thành xã Quang Trung thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 20-4-1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sáp nhập xã Quang Trung vào thành phố Hà Nội quản lý. Ngày 31-5-1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP về việc chia xã Quang Trung thành xã Quang Trung I và Quang Trung II thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý. Năm 1964, đổi tên xã Quang Trung II thành xã Yên Thường với 9 thôn.
Năm 1993, thành lập tổ dân phố Dốc Lã trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thôn Trùng Quán.
Kiến trúc
Chùa Xuân Dục đã trải qua tu sửa nhiều lần, hiện nay mang dáng vẻ kiến trúc của thời Lê-Nguyễn. Tam quan gồm 3 cửa xây hai tầng, tầng trên là một gác chuông kiểu 2 tầng 8 mái. nóc mái gắn quầng lửa, hai đầu góc gắn con Kìm với phần đầu hóa rồng, đuôi uốn cong. Tàu mái uốn cong trang trí rồng, tầng trên cửa chính có treo một quả chuông lớn. Tầng dưới trổ cửa mái vòm hai bên là các trụ biểu bên trên trang trí hình chim phượng.
Chùa quay hơi chếch về phía đông nam, xa xa là cầu sông Đuống và đường quốc lộ Hà Nội - Lạng Sơn. Chùa nhìn qua hai cây ra phía giả sơn và tam quan. Hai bên sân là ao chùa, khuôn viên rất rộng. Hàng hiên gồm 6 cột nằm trên nền chỉ cao hơn mặt sân 0,2 m. Toà tiền đường 7 gian, xây tường hồi bít đốc tay ngai. Kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng, mái lợp ngói ta, chính giữa đắp tấm biển với tên chùa viết bằng chữ Hán.
Từ tiền đường lên bậc thềm cao 0,8 m là đến toà hậu cung gồm 3 gian nối với gian giữa tiền đường thành hình “chữ Đinh”. Hậu cung có kết cấu bộ vì kiểu chồng rường, nền nhà lát bằng gạch men.
Di vật
Trong chùa có đầy đủ một hệ thống tượng Phật giáo theo phái Bắc tông. Các tượng tại tiền đường được bố trí bên phải phía ngoài là tượng hộ pháp Trừng Ác và ban thờ Đức Thánh Hiển. Đối diện phía bên kia là tượng hộ pháp Khuyến Thiện và ban thờ Đức Ông.
Gian giữa xây bệ giật cấp đặt thành Phật điện, dọc hai bên hồi thượng điện là dãy tượng Thập Điện Diêm Vương. Ngoài ra, hiện nay nhà chùa còn lưu giữ một số hoành phi, câu đối và các đồ thờ tự có giá trị khác.
Di tích lân cận
- Chùa Hiển Quang: thôn Trung, xã Dương Hà.
- Chùa Nành: làng Nành, xã Ninh Hiệp.
- Chùa Phúc Nương: làng Yên Thường, xã Yên Thường.
- Đền Trúc Lâm: làng Công Đình, xã Đình Xuyên.
- Đình, miếu Công Đình: làng Công Đình, xã Đình Xuyên.
- Đình, miếu Tế Xuyên: làng Tế Xuyên, xã Đình Xuyên.
1029 - Chua Duc ©NCCông 2015-2021