1068 Mother Lieu Hanh

Bà chúa Liễu

Liễu HạnhLê trung hưng

Thánh Mẫu Liễu Hạnh 聖母柳杏 hay Liễu Hạnh công chúa 柳杏公主 là một trong những vị Thánh quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam và được đứng vào hàng “tứ bất tử” dù xuất hiện sau cùng. Bà còn được gọi bằng các tên: Mẫu Thượng Thiên 母上天 hoặc ngắn gọn là Mẫu Liễu.

Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, giáng sinh lần đầu vào ngày 6 tháng 3 Quý Sửu (1433) tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam. Cha bà là Phạm Huyền Viên đặt tên con là Tiên Nga. Lớn lên bà không lấy chồng để phụng dưỡng cha mẹ. Ông mất vào ngày 10 tháng 10 Nhâm Ngọ (1462), 2 năm sau vợ là Đoàn Thị Hằng cũng quy tiên.

Năm 35 tuổi bà bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện như đắp đê, xây cầu, dựng chùa, giúp tiền cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm. Đêm mùng 2 tháng 3 Quý Tỵ (1473), trời nổi cơn giông, bà hóa thần về trời ở tuổi 40, được thờ ở Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) tại quê hương.

Lễ hội Phủ Dầy

Đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), bà giáng sinh lần thứ hai làm con ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ. Lần này, bà kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hòa. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên, vào đúng ngày, bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 21 tuổi, tuyệt nhiên không bệnh tật gì. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

Nàng tuy đã về trời nhưng lòng da diết nhớ cha mẹ, chồng con nên lại xuống trần lần nữa. Khi về đến nhà vừa đúng lúc gia đình đang làm giỗ mãn tang cho nàng, mọi người đều hết sức ngạc nhiên. Nàng kể cho mọi người biết, khuyên chồng hãy cố gắng theo đuổi sự nghiệp công danh, đừng quên chăm sóc con thơ, phụng dưỡng cha mẹ.

Nàng quét dọn, sửa sang nhà cửa, may vá quần áo cho chồng cho con, rồi bỗng chốc bay lên mây... Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang thành danh, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.

Tượng Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Tây Hồ

Bà để lại nhiều sự tích, trong đó có 2 lần gặp gỡ Phùng Khắc Khoan và xướng họa thơ tại Phủ Mẫu Thượng (Lạng Sơn) và Phủ Tây Hồ. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có chép việc này trong truyện "Vân Cát thần nữ" ở tập Truyền kỳ tân phả.

Đến năm Khánh Đức 2 (1650), bà vân du đến làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào Lang lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn. Bà mất ngày 23 tháng 12 Mậu Thân, năm Cảnh Trị 6 (1668) ở tuổi 18. Đền thờ bà ở Phủ Sòng Sơn, Thanh Hoá. Về trời nhưng vẫn muốn giúp đời nên bà xin Ngọc Hoàng cho trở lại trần gian và được ngài ban 2 tiên nữ Quỳnh Hoa và Quế Hoa đi theo, trú ngụ ở Phố Cát (huyện Thạch Thành, Thanh Hoá). Chúa Trịnh cầu thuật sĩ đem quân đến bắt nhưng Phật tổ xuất hiện giải cứu. Bà bèn quy y cửa Phật rồi đắc đạo.

Bà được ban sắc phong Đệ nhất Thượng đẳng thần, Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương. Dân tôn xưng là Mẫu Nghi thiên hạ, Bà chúa Liễu, Bà chúa Sòng, hoặc Mẫu Phủ Giày. Bà chính là Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ. Nhiều làng xã và các đô thị ở miền bắc Việt Nam có đền thờ bà.