561 Huong Ngai village
Làng Hương Ngải
nhà Trầnh.Thạch Thấtsông TíchĐình Đông Thanh theo truyền thuyết có từ thời Trần. Thờ: Tam vị Đại vương họ Đỗ. Xếp hạng: Di tích thành phố (2005). Vị trí chùa Thượng Phúc: 3H5X+HP, xã Hương Ngải, H. Thạch Thất, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 37km (hướng 9h). Trạm bus lân cận: Hương Ngải trên ĐT420 (xe CNG01), số 97 Đồng Cam trên ĐT419 (xe 77, 89).
Địa lý
Trước 1945 Hương Ngải là một xã thuộc huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ 1978 đến 1991 nhập vào thủ đô Hà Nội. Từ 1991 lại trở về với tỉnh Hà Tây. Từ 1-8-2008 thuộc TP Hà Nội. Xã trước đây bao gồm 4 thôn: Nậu Thượng, Nậu Trong, Nậu Hạ và Nậu Tư. Nay được phân lại thành 9 thôn, đánh số từ 1 đến 9.
Địa giới phía bắc giáp xã Phụng Thượng và xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ), phía đông giáp xã Canh Nậu, phía nam giáp xã Chàng Sơn, phía tây giáp thị trấn Liên Quan và xã Phú Kim. Xã Hương Ngải có diện tích 4,8 km², dân số năm 1999 là 7.195 người, mật độ dân số đạt 1.499 người/km².
Sân đình Đông Thanh. Panorama ©NCCong 2019
Theo các cụ già trong làng kể lại, Hương Ngải tên Nôm là Kẻ Ngái, bởi vì ngày xưa có rất nhiều cây ngái ở xung quanh. Cái tên Hương Ngải cũng có gốc gác từ mùi hoa của loài cây ấy. Khi cây ngái nở hoa, hương thơm lan toả khắp vùng nên dân gian đặt tên làng là "Hương Ngái”, dần dần âm "Ngái” bị đọc chệch đi thành "Ngải”.
Hương Ngải ngày nay vẫn còn khá nhiều những ngôi nhà xây bằng vật liệu truyền thống đá ong và gạch đất. Từ xưa, dân Kẻ Ngái nổi tiếng là khéo tay trong việc làm nhà và họ đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kiến trúc. Một số công trình cấp quốc gia như phục hồi nhà Thái Học ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng cổ Đường Lâm, Yên Tử... cũng có sự góp mặt của thợ mộc Hương Ngải.
- Đình Đông Thanh. Photo NCCong ©2019
Di tích trong làng
Hương Ngải nổi tiếng là vùng đất văn vật. Hương ước quy định cấp ruộng học điền, giấy bút cho những trẻ thông minh nhà nghèo, miễn giảm phu phen tạp dịch cho những trò giỏi của làng.
Dân Hương Ngải thờ Tam vị Đại vương là ba người đã có công thành lập làng từ thời Bắc thuộc và được tôn làm thành hoàng. Hiện trong Quán Làng vẫn lưu giữ được 9 đạo sắc phong cho các Ngài qua các triều đại: sớm nhất năm Cảnh Hưng 44 thời Lê (1784), tiếp đến là Quang Trung 4 thời Tây Sơn (1791), muộn nhất là Duy Tân 3 thời Nguyễn (1910). Đối diện Quán Làng là chùa Thượng Phúc cũng có lịch sử từ nhiều thế kỷ.
- Đình Giang, xã Hương Ngải. Photo ©NCCong 2019
Hương Ngải vẫn còn những bia đá có từ thời Nguyễn. Tấm bia Đại khoa khắc ghi những tên tuổi: Liêu Hiến Chương, Liêu Hiến Quang đỗ Thái học sinh triều Lý, Đỗ Hịch đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân; Phí Thạc đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân triều Mạc Minh Đức; Đỗ Thê đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân triều Lê Chính Hoà; Nguyễn Đăng Huân đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân triều Nguyễn Minh Mệnh.
Nơi đây cũng chính là quê hương của nhà giáo tân học và lương y Nguyễn Tử Siêu (1898—1965), dịch giả các sách: Hán Sở tranh hùng, Tả truyện chú giải, Thuỷ Hử, Hải Thượng quyền thu, Đông y bảo giám, Châm cứu ca phú tuyên giải... và tự soạn: Y học tùng thư (14 quyển), Y học toàn thư (2 quyển), Khoa thuốc trẻ em sách thuốc sởi đậu, Sách thuốc đau mắt, Châm cứu sơ bộ thực hành, Sách thuốc phổ thông, Nguyên tắc trị liệu của Đông y.
- Quán Nghinh Hương. Photo ©NCCong 2019
Xa hơn một chút là Cầu Nghinh tức Quán Bảy Cây hay Quán Nghinh. Quán Nghinh là nơi diễn ra hoạt động đón rước linh thần Tam vị thành hoàng họ Chu về Quán Làng và các đình làng vào ngày hội hay còn gọi là lễ Nghinh Thần. Đây cũng là nơi đưa tiễn sĩ tử lên kinh dự thi và nghinh tiếp các vị tân khoa vinh quy bái tổ. Quán rộng 2.257m2. Nền gồm 2 cấp, có bốn cột đá ở nền thấp, cột cái và cột quân ở trên nền chính. Gian giữa của Quán có bệ thờ, hai gian bên lát gạch để trải chiếu khi làng có việc.
Quán Nghinh được xây với 4 cột đá và 16 cột gỗ, nhìn bên ngoài trông như 1 gian nhà, nhưng vào trong lại thấy 3 gian nhỡ chia thành 9 gian nhỏ. Số 9 còn gọi là số Lão Dương, tượng trưng cho sự bền chắc. Theo “Tinh toạ đồ” trung tâm của quán ứng với Thất Tinh hay Bắc Đẩu là chòm sao sáng nhất tượng trưng cho văn chương thi hoạ.
Năm 2009, UBND TP Hà Nội đã công nhận Quán Nghinh là di tích kiến trúc nghệ thuật thành phố.
- Quán Hương Ngải. Photo ©NCCong 2019
Tại các xóm còn có văn chỉ, võ chỉ và hai ngôi đình được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng Di tích văn hoá từ ngày 10-8-2005 là đình Giang và đình Đông Thanh, cũng thờ Tam vị Đại vương họ Đỗ.
Di tích lân cận
- Chùa Dị Nậu: xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
- Chùa thôn Bến: xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
- Đình Canh Nậu: xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất.
- Đình Dị Nậu: xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
- Đình Hạ Hiệp: xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ.
- Đình Hữu Bằng: xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.
- Đình Ngọc Tảo: xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ.
- Đình thôn Bến: xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất.
561 lang Huong Ngai ©NCCông 2019-2020