896 Van Khe village hall and temple

Đình, miếu Văn Khê

sông Nhuệh.Thanh OaiLê trung hưng

Đình, miếu Văn Khê có từ cuối thời Lê. Thờ: 2 đại vương Hoằng Công, Tề Công. Xếp hạng: Di tích thành phố (2007). Vị trí đình: VQ9Q+CMJ, am Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 25km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: Đối Diện Đường Vào Thôn Bùi Xá (xe 94).

Địa lý

Tam Hưng là một xã có truyền thống lịch sử. Hồi năm 1895-1896, cụ Đô Hiên đã chỉ huy một cánh nghĩa quân chống Pháp của cụ Hoàng Hoa Thám. Đến đầu thế kỷ XX, xã có nhiều người tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 rồi cuộc vận động Mặt trận Bình dân 1936-1939. Sáng ngày 19-8-1945, hàng nghìn quần chúng trong xã và một số thôn lân cận dưới sự chỉ huy của ông Tạ Đình Đề đã phối hợp cùng nhiều cánh quân khác kéo lên Bình Đà để chiếm huyện đường Thanh Oai.

Theo QĐ số 50-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25-4-1961 xã Tam Hưng được sáp nhập từ hai xã Đại Hưng và Tam Khê thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Tháng 6-1965 tỉnh Hà Đông sáp nhập với Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Ngày 1-8-2008 tỉnh Hà Tây nhập vào TP Hà Nội.

Giếng đình Văn Khê. Photo: ©NCCong 2023

Lược sử

Đình và miếu Văn Khê có từ thời Lê, định hình vào thời Nguyễn. Cả hai cùng thờ nhị vị đại vương Hoằng Công và Tề Công. Theo thần tích, xưa kia ở trang Yên Thế, phủ Thiệu Thiên, có một gia đình họ Trần sống thanh bạch. Ông bà về sau thấy thế đất Văn Khê tốt nên xin cư trú, được hào trưởng Nguyễn Công Vinh giúp mở trường dạy học. Rồi ông bà sinh được hai bé trai, đặt tên Hoằng Công và Tề Công.

Lớn lên, nghe tin Ai Lao xâm lược, hai chàng lên kinh đô thi tài, được vua phong chức Chưởng trung hoa tể và Chưởng chấn danh. Đánh thắng giặc, họ về quê bái vọng cha mẹ rồi hoá vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, được dân Văn Khê lập miếu thờ. Các triều đại sau đã ban tặng nhiều mỹ tự và phong là thượng đẳng phúc thần.

Sân đình Văn Khê. Photo: ©NCCong 2021

Năm 2007, đình và miếu Văn Khê được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Kiến trúc đình

Đình Văn Khê nhìn ra một giếng tròn to ở phía tây nam. Toà đại bái 5 gian 2 dĩ, tường hồi bít đốc, hiên hẹp, cột trốn. Bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đinh, hai mái lợp ngói ri, đè lên 4 hàng chân cột. 4 bộ vì giữa làm theo kiểu "thượng giá chiêng, rường nách, hạ cốn và bẩy". Các bức cốn được chạm hai mặt với các tích long cuốn thuỷ, tứ linh, tứ quý. 2 bộ vì hồi làm theo kiểu "thượng ván mê, hạ chồng rường và bẩy hiên, bẩy hậu". Trên ván mê chạm mây cụm và vân xoắn, ở giữa chạm mặt hổ phù với mắt lồi, sừng nai, tai thú, miệng ngậm "chữ Thọ".

Ao miếu Văn Khê. Photo: ©NCCong 2023

Song song với đại bái là toà hậu cung gồm 3 gian nhà ngang thờ thành hoàng. Các bộ vì đỡ mái được làm đơn giản theo kiểu "kèo kẻ quá giang", tiết diện gỗ hình vuông, chất liệu tứ thiết, chủ yếu thiên về độ bền chắc.

Kiến trúc miếu

Miếu Văn Khê nhìn về phía đông. Cổng xây kiểu nghi môn tứ trụ, thân đắp câu đối chữ Hán ca ngợi cảnh miếu và công đức của thần. Toà đại bái gồm 5 gian nhà ngang, tường hồi bít đốc tay ngai, hai mái lợp ngói ri, cuối bờ nóc xây giật cấp bằng vôi. Bên dưới là bức tường lửng nối cột trụ, thân trụ đắp câu đối chữ Hán ca ngợi công đức của Thánh Mẫu, người sinh ra thành hoàng làng. 6 bộ vì làm theo kiểu "thượng giá chiêng rường nách, hạ kẻ chuyền xà nách" dựa trên 4 hàng chân cột. Nhìn chung trang trí đơn giản, bào trơn đóng bén.

Cổng miếu Văn Khê. Photo: ©NCCong 2023

Toà hậu cung làm theo kiểu “tiền đao, hậu đốc”. Hai mái đao cong vút, đầu đao đắp hình rồng và hoa lá cách điệu. Bên trong hậu cung chia làm phần hiên và phần cung cấm. Bộ vì hiên làm theo kiểu "kẻ chuyền, bẩy".

Di tích lân cận

©NCCông 2021-2023, Van Khe village hall and temple