95 Co Luong temple

Đền Cổ Lương

quận Hoàn Kiếmsông Tô LịchLiễu Hạnh

Đền Cổ Lương có từ đầu thế kỷ XVIII. Thờ:na 2 vj nam thần Phổ Tế, Nam Hải và Mẫu Liễu Hạnh. Vị trí: ngõ 28 Nguyễn Văn Siêu, 2VP2+HM, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 2 km (hướng 1 h). Trạm bus lân cận: 22c Hàng Lược (xe 31), 81 Trần Nhật Duật (01, 03, 08, 10, 11, 14, 17, 18, 22, 23, 34, 40, 47, 50, 55)

Lược sử

Ngày nay sân đình và đình làng Cổ Lương cũ đều bị lấn chiếm hết, chỉ sót lại mỗi ngôi đền chật hẹp nằm ngay trong con ngõ 28 phố Nguyễn Văn Siêu, gần di tích Ô Quan Chưởng. Đình có ít nhất từ đầu thế kỷ XVIII và vốn là một ngôi đền thờ hai vị thần Phổ Tế, Nam Hải. Trong đền hiện có tấm bia đá được dựng năm Tự Đức thứ 3 (1879), đề là “Cổ Lương hương đình ký”, được soạn thảo bởi tiến sĩ Vũ Nhị, hiệu Đông Hầu, đốc học Hà Nội.

Văn bia ghi: “Thôn Cổ Lương tiếp giáp mé sông Nhị Hà, dân cư là người làng Khúc Thủy, đền thờ hai vị chính thần là Phổ Tế và Nam Hải. Công lao sự nghiệp của thần trong tự điển có ghi chép rõ ràng. Nhưng ngôi đền lúc mới xây dựng thì lợp cỏ gianh đơn sơ. Hơn trăm năm dân cư ca mừng tụ họp ở đây mà đền thần vẫn còn như cũ... Khi đó vị lý trưởng họ Đào tên là Đằng mới tiếp nối ý cha để đứng ra hưng công xây lại đình mới, lợp ngói.”

Ngõ vào đền Cổ Lương. Photo ©NCCong 2012

Thời Nguyễn, dân làng rước tượng công chúa Liễu Hạnh về thờ làm thành hoàng thì trong đình mới xây điện Mẫu.

Kiến trúc

Ngôi đền nằm trong ngõ nhưng chỉ cách hè phố Nguyễn Văn Siêu hơn hai chục bước. Bên ngoài, tường đền mới quét vôi vàng, trông khang trang, sạch sẽ. Một cây bàng to, cành lá xum xuê làm tôn thêm phần cổ kính của di tích.

Cổng đền lợp ngói ống, mái cong, hai bên có đôi câu đối chữ Hán và phù điêu tượng hai vị thần khá giống nhau, mặt quay về hướng nam, tay cầm đại đao. Sau cánh cổng vuông trên có dòng chữ đắp nổi “Cổ Lương Linh Từ” là một cái sân ngắn, hai bên có nhà tả, hữu mạc và tượng một con sấu to đội bát hương và bàn thờ lộ thiên ngay trước cây bàng, cạnh lò thiêu vàng mã. Qua sân đến ngay nhà tiền tế 3 gian và hậu cung xây kiểu đơn giản với khung bằng gỗ lim. Tất cả đều mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.

Trước đền Cổ Lương. Photo ©NCCong 2012

Di vật

Nội thất cũ chủ yếu bày ở nhà tiền tế và hậu cung, bộ đồ thờ cúng khá đầy đủ và các di vật được bảo quản tốt. Trong đền hiện còn 4 bia đá dựng từ thời Nguyễn. Đáng chú ý là có một quả chuông đồng to với bài ký đề tên “Cổ Lương Chung Ký” được đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (1843). Bài ký này ghi mục đích, ý nghĩa của việc đúc chuông để lại cho muôn đời sau, ghi tên những người đóng góp công đức để tu sửa đền và đúc chuông.

Trong đền cũng giữ được 2 bức cuốn thư gỗ, 3 ngai thờ và 18 pho tượng; đáng chú ý hơn cả là pho tượng lớn đặt trong khám thính tại gian chính giữa hậu cung: tượng mặc áo đỏ, khuôn mặt phúc hậu. Ngoài ra còn một số đồ thờ khác như bộ bát bửu, lọ hoa, cây nến, bát hương sứ, đồng, v.v..

Trong đền Cổ Lương. Photo ©NCCong 2016

Ngoài bia đá và chuông đồng, đền còn lưu giữ được các sắc phong và 4 hoành phi, 6 câu đối với nội dung ca ngợi công đức của Mẫu Liễu Hạnh. Một bức hoành phi ghi: “Thao thuỷ khôn tinh” (Đức kiên trung như nước sông Thao). Một đôi câu đối viết:
Tây Hồ dạ nguyệt quy tiên hạc / Sùng Dĩnh xuân hoa ám khải vân.
(Trăng đêm Tây Hồ đưa đón hạc tiên / Hoa xuân Sùng Dĩnh vấn vương mây rạng).

Trong đền cũng giữ được 2 tờ sắc phong Liễu Hạnh công chúa mang niên đại Duy Tân thứ 5 (ngày 8-6-1911) và ngày 25 tháng 7 âm lịch năm Khải Định thứ 9 (1924). Hiện nay, đền Cổ Lương đã trở thành một địa chỉ hầu đồng.

Đền Cổ Lương. Photo ©NCCong 2023

Di tích lân cận

©NCCông 2012-2015, Co Luong temple