1069 Dau couple

Ông Dầu, bà Dầu

s.Tô Lịchnhà Lý

Xưa có ông bà Dầu làm nghề bán dầu, ông quê ở Bạch Hạc, bà quê ở Minh Tảo, Từ Liêm. Dưới đời Lý Nhân Tông, chỗ sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hợp lưu, nước xoáy vào chân thành Thăng Long làm xói mòn, có nguy cơ sụt lở. Nhà vua sai đắp đê ngăn nước nhưng không thành, sau được thần báo mộng: "Sáng sớm tới đây, hễ thấy có một người đến bến sông này trước nhất thì nên theo ý muốn của người ta mà tiếp đãi một cách đầy đủ, rồi quẳng người ấy xuống sông và phong cho làm thần, lập miếu thờ tự thì mới có thể trấn áp được".

Quả nhiên sau có vợ chồng ông bà Dầu đi tới. Sứ giả phi ngựa về báo với nhà Vua. Vua có ý thương xót rồi nói: "Nên theo lời của thần đem tình thật mà hiểu bảo người ra, không nên ức hiếp". Ông bà Dầu khẳng khái nhận lời. Sứ giả hỏi: "Bình nhật ông bà thích thứ gì hơn cả?". Ông nói: "Đồ gà mái nấu cơm nếp". Khi ăn xong, ông ngửa mặt lên trời khấn: "Vợ chồng già này bỏ mình theo nước, trời cao có thấu, xin chứng giám cho". Liền đó tự gieo mình xuống nước.

Hôm ấy là ngày 30 tháng 11. Dòng Thiên Phù trở lại phẳng lặng. Nhà vua trước đó vì lo lắng nên bị đau mắt, nay vui mừng nên bệnh cũng khỏi. Cảm kích công đức của ông bà Dầu, nhà vua cho lập miếu thờ và phong là Chiêu Ứng Phù Vận Vũ Phục đại vương và Thuận Chính Phương Dung công chúa, lễ nghi phẩm vật rất long trọng, sắc cho làm phúc thần, rồi lại tìm con cháu về để trông nom, thờ tự.