487 Huynh Cung pagoda

Chùa Huỳnh Cung (Sùng Phúc Tự)

huyện Thanh Trìthời Lê trung hưngsông Tô Lịch

Chùa Huỳnh Cung có từ thế kỷ XV. Tên chữ: Sùng Phúc Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: Nghĩa trang Tam Hiệp, XR3F+GM, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 10 km (hướng 6 h). Trạm bus lân cận: Nghĩa trang Văn Điển (xe 39, 62, 161), Đd 171 Ngọc Hồi (06, 08, 12, 94, 101).

Lược sử

Chùa Huỳnh Cung có tên chữ Sùng Phúc Tự. May mắn tại đây còn bảo lưu một tấm bia đá đề "Hậu Phật Bi Ký" và ghi rõ bia được dựng vào tháng Chín năm Ất Mão, Vĩnh Hựu nguyên niên (1735), đời vua Lê Ý Tông. Nhờ đó mà biết chính xác ngôi chùa được trùng tu tức là có từ trước đó.

Cổng chùa Huỳnh Cung. Photo NCCong ©2019

Chùa toạ lạc trong một khuôn viên khá lớn ở cuối làng, ven bờ nam sông Tô Lịch, ngày nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Các bô lão trong làng cho biết rằng chùa bị đốt phá ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược. Sau đó nhân dân sở tại đã góp công sức trùng tu trong thập niên 1950.

Kiến trúc

Chùa có mặt bằng xây dựng theo kiểu "nội Công, ngoại Quốc". Tam quan gồm 2 tầng 4 mái, đầu hồi bít đốc, trên bờ nóc đắp lưỡng long triều nguyệt, ở dưới có 3 cửa vòm và 2 cột gạch. Chùa nhìn về phía đông nam, cổng chính và cổng bên mở ra đường làng giáp với nghĩa trang.

Từ cổng chính du khách đi vào con ngõ giữa hai hàng cọ dẫn thẳng tới sân trước với nửa sân đã được dựng thành rạp. Toà tiền đường rộng 5 gian, thiêu hương 3 gian và thượng điện 5 gian, hai bên có hành lang. Các hạng mục trên được xây lại từ thập niên 1950 và mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.

Chùa Huỳnh Cung. Photo NCCong ©2019

Bên tả chùa có một giếng tròn to khá cổ. Bên hữu có vườn tháp với 11 ngôi mộ Tổ mới tôn tạo và xây tường bao vào cuối năm 2018. Phía sau thượng điện là khu nhà thờ Tổ, thờ Mẫu và Ni phòng.

Di vật

Trong chính điện cỏ hệ thống khá đầy đủ tượng Phật giáo Bắc tông với toà Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca, Cửu Long v.v. và những hương án, hoành phi, câu đối, cửa võng... được sơn son thếp vàng. Dọc hành lang là dãy tượng các vị Tổ truyền đăng. Bên phải thượng điện có tượng và ban thờ danh sư Chu Văn An. Ngoài những thứ bị phá huỷ như đã nói, một số pho tượng cũ sót lại in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVIII.

Trong chùa hiện vẫn giữ một số chân cột tạc bằng đá xanh, kích thước lớn 57 cm x 57 cm, xung quanh viền 15 cánh hoa sen nở tròn, được cho là mang phong cách nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Đàng Ngoài thời Lê sơ, tức thế kỷ XV. Đáng chú ý quả chuông đồng đúc ngày 2 tháng 5 Ất Mùi năm Thành Thái thứ 7 (1735). Lại còn có một tấm bia đá cổ với nhiều chữ mòn mất nét nên chưa luận ra nội dung.

Trong chùa Huỳnh Cung. Photo NCCong ©2019

Ngày 5-9-1989, chùa Huỳnh Cung được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Di tích lân cận

©NCCông 2017-2019, Huynh Cung pagoda