569 Di Nau pagoda

Chùa Dị Nậu (Bảo Quang Tự)

h.Thạch Thấtnhà Mạcsông Đáy

Chỉ dẫn

Chùa Dị Nậu có từ thế kỷ XVI. Tên chữ: Bảo Quang Tự. Thờ hậu: thiền sư Từ Đạo Hạnh. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1990). Vị trí: 3J3C+FX, xã Dị Nậu, H. Thạch Thất, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 35km (hướng 9h). Trạm bus lân cận: Cây xăng Dị Nậu trên ĐT420 (xe CNG01), Chợ Ngọc Tảo trên QL32 (xe 20b, 20c, 70a, 70b, 92).

Địa lý

Thời Nguyễn, thôn Bến thuộc xã Dị Nậu, tổng Núc, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây. Tổng Núc gồm các xã: Dị Nậu, Canh Nậu, Hương Ngải. Ngày nay, Dị Nậu phía đông giáp xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ); phía tây bắc giáp xã Canh Nậu; phía nam giáp xã Hữu Bằng, xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) và xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai).[1]

Cổng chùa Dị Nậu. Photo: NCCong ©2019

Xã Dị Nậu có mã hành chính là 09979. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 3,2 km², trong đó đất canh tác chiếm khoảng 2,3 km². Dân số năm 2014 có 7.206 người, bao gồm 3.679 phụ nữ. Mật độ dân số đạt 2.252 người/km². Số hộ gia đình là 1720, chủ yếu sống bằng nghề nông, gần đây có thêm nghề mộc và nghề xây dựng.xóm.

Trước kia xã Dị Nậu được chia đôi thành thôn Dị và thôn Bến (tức Tân Thôn), cách nhau một đầm nước dài. Gần nửa dân số trong xã theo đạo Cơ Đốc. Hiện nay tại đây vẫn còn khá nhiều di tích. Trong mỗi thôn cũ có một ngôi chùa, một ngôi đình và một nhà thờ Thiên Chúa giáo, chưa kể mấy đền miếu nhỏ nằm rải rác ở các

Nghi môn chùa Dị Nậu. Photo: NCCong ©2019

Lược sử

Chùa Dị Nậu có tên chữ là “Bảo Quang tự”, toạ lạc gần như song song với đình làng, cách nhau chỉ bởi hai cái ao, ở giữa là con ngõ xóm, mặt cùng quay ra đường làng ở hướng đông nam. Tấm bia dựng năm Dương Hoà thứ 3 (1637) cho biết chùa do Tây Kỳ vương Nguyễn Kính [2] đóng tiền của và tổ chức xây dựng. Sau đó con thứ 2 của ông là Nguyễn Liễn, tức Phò mã Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (1528-1594), và con gái là Mạc Thị Ngọc Đĩnh đã cho trùng tu những phần bị hư hỏng và xây dựng thêm một số hạng mục.

Kiến trúc

Chùa Dị Nậu xây trong một khuôn viên cũng lớn như khuôn viên của đình. Các công trình chính gồm có tam quan ngoại, tam quan nội, tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tam quan ngoại gồm bốn trụ biểu, hai bên cổng giữa là hai cổng nách xây kiểu cửa vòm, mái chồng diêm, giả ngói ống.

Tiền đường chùa Dị Nậu. Photo: NCCong ©2019

Sau tam quan ngoại là một khoảng sân ngắn rồi đến tam quan nội nằm giữa hai ao chùa, được xây như một nghi môn 3 gian, 2 tầng, 4 mái, lợp ngói ri. Qua nghi môn du khách vào một sân lớn, bên hữu có cổng vào chùa trong. Tiền đường gồm 7 gian, xây tường hồi bít đốc. Thượng điện rộng 5 gian, nằm song song với tiền đường. Thiêu hương tức ống muống gồm 3 gian nối tiền đường với thượng điện thành hình “chữ Công”. Phía lưng thượng điện là sân sau với khu nhà Tổ và nhà Tăng.

Di sản

Chùa Dị Nậu hiện lưu giữ được 45 pho tượng tròn làm bằng các chất liệu khác nhau. Đáng chú ý là tượng Tam thế, tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Niêm Hoa mang niên đại sớm vào thế kỷ XVII–XVIII. Chùa còn có hai quả chuông đồng, một quả được đúc dưới triều Nguyễn, quả kia đúc năm đầu Bảo Hưng cuối triều Tây Sơn (1801).

Phật điện chùa Dị Nậu. Photo: NCCong ©2019

Trong chùa ngoài thờ Phật còn thờ vị thiền sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng thời Lý, đã từng tu rồi hoá ở chùa Thầy. Hiện nay, gian bên trái tiền đường có một khám thờ lớn, bên trong là ngai vàng và tượng thờ của Từ Đạo Hạnh. Bên phải khám thờ là tượng Bà quận chúa Mạc Thị Ngọc Đĩnh đã phát tâm tu sửa chùa.

Hàng năm nhân ngày giỗ Thái uý Nguyễn Kính vào mồng 6 tháng 4 âm lịch nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ tiệc tưởng nhớ Tây Kỳ Vương tại chùa Dị Nậu.

Di tích lân cận

Ao chùa Dị Nậu. Photo: NCCong ©2019

©NCCông 2019, Di Nau pagoda
[1] Hiện nay xã trùng tên với xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Xưa kia vào đầu thời Nguyễn, Dị Nậu còn là tên của các địa danh sau: 1/ Dị Nậu, tổng Miêu Duệ, huyện Tam Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây, 2/ Dị Nậu, tổng Cấp Dẫn, huyện Kỳ Hòa, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An, 3/ Dị Nậu, tổng Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.
[2] Nguyễn Kính (1508?-1572): con một bần nông ở Dị Nậu, làm võ quan từ cuối thời Lê Sơ, trở thành khai quốc công thần và phò tá cả 5 đời vua nhà Mạc, người ngoại tộc duy nhất được phong tước vương.

Bài và ảnh: Đông Tỉnh NCCông