Trang nhà > Giới thiệu > Hỗ trợ > Sông Nhuệ
Nhue River
Sông Nhuệ
Rivière Nhuê
Thứ Sáu 24, Tháng Tư 2020, bởi
Sông Nhuệ là một nhánh lớn của sông Đáy. Sông có tên chữ Nhuệ Giang, chảy từ quận Bắc Từ Liêm xuống theo hướng Bắc-Nam qua các làng mạc của thành phố Hà Nội và huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam).
Di tích ven sông
Trải mấy nghìn năm đến nay, những người dân sinh sống hai bên dòng sông Nhuệ đã xây dựng và bảo tồn hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá quý báu với giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc. Sau đây là danh sách những di tích đó được sắp xếp theo vị trí địa lý từ bắc xuống nam và đi kèm đường dẫn tới bài viết chi tiết trên trang web HA NOI 360°:
- Đình Chèm
- Chùa Chèm
- Chùa Vẽ
- Đình Vẽ
- Đền Yên Nội
- Chùa Anh Linh
- Đình Hoàng
- Đình thôn Viên
- Đền Bà Chúa (Kẻ Noi)
- Chùa Sùng Quang (Cổ Nhuế)
- Đình Phú Diễn
- Đình Văn Trì
- Chùa Văn Trì (Bồ Đề)
- Miếu Đồng Cổ
- Đình Kiều Nhị
- Chùa Đình Quán (Bà Bông)
- Đình Hậu Ái
- Đình Mai Dịch
- Chùa Thánh Chúa
- Chùa Hương Đỗ
- Đình Hòe Thị
- Chùa Linh Ứng (Thị Cấm)
- Đình Thị Cấm
- Chùa Kim Hoàng
- Đình Kim Hoàng
- Đình Phú Mỹ
- Chùa Đại An
- Chùa Nhân Mỹ
- Đình, chùa Miêu Nha
- Chùa Mễ Trì Thượng
- Đình Mễ Trì Thượng
- Đình Giao Quang
- Chùa Giao Quang
- Đình Phú Đô
- Chùa Thượng Phú Đô
- Chùa Cả Phú Đô
- Đình Phú Thứ
- Đình Đại Mỗ
- Đền Sa Đôi
- Đình Tây Mỗ
- Đền Am
- Chùa Sét (Đại Mỗ)
- Đình Trung Văn
- Chùa Trung Văn
- Đình Ngọc Trục
- Chùa Đại Phúc Tự
- Đình Phùng Khoang
- Chùa Thanh Xuân
- Miếu cổ Vạn Phúc
- Đình Vạn Phúc
- Chùa Vạn Phúc
- Cầu Cong Quán
- Chùa Triều Khúc (Hương Vân Tự)
- Đình Triều Khúc
- Chùa Đỏ
- Đình Cầu Đơ
- Chùa La Khê
- Đình La Khê, đền Bia Bà
- Đình Yên Xá
- Chùa Thanh An
- Đền Yên Xá
- Chùa Hà Trì
- Đình Hà Trì
- Chùa Xa La
- Chùa Đa Sĩ
- Đình Đa Sĩ
- Chùa Mậu Lương Thượng
- Miếu Bà Mậu Lương
- Miếu thôn Mậu Lương
- Đình Mậu Lương
- Chùa Trắng
- Chùa Thanh Lương
- Đình Hữu Lê
- Chùa Linh Xá
- Đình Hoa Xá
- Đình Phú Diễn (Hữu Hòa)
- Chùa Cự Đà
- Đình Cự Đà
- Chùa Phúc Lâm
- Đình Nhân Hoà
- Chùa Linh Quang
- Chùa Thắng Nghiêm
- Đình Khúc Thủy
- Chùa Bảo Tháp
- Đình Thượng Phúc
- Chùa Dâu
- Miếu Khúc Thủy
- Chùa Quảng Minh
- Đình Quảng Minh
- Đình Đan Thầm
- Chùa Linh Ứng
- Đình Siêu Quần
- Đình Thạch Nham
- Chùa Linh Bảo
- Làng Nguyệt Áng
- Đình Đại Áng
- Chùa Đại Áng
- Đình Thiên Đông
- Chùa Kim Quy
- Chùa Liễu Nội
- Chùa Sổ (Ước Lễ)
- Chùa Rùa Thượng
- Chùa Hưng Hiền
- Đình Thuỵ Ứng
- Chùa Văn Trai
- Đình Thượng Cung
- Chùa Phúc Quang
- Chùa La Uyên
- Đình làng La Phù
- Đình Gia Khánh
- Đình Đậu
- Chùa Đậu
- Chùa Phú Lương
- Chùa Từ Châu
- Chùa Đẳng Giác
- Đình Nghiêm Xá
- Chùa Xóm Mới
- Đình Phượng Vũ
- Đình Tri Chỉ
- Chùa Men (Dược Sư)
- Chùa Hội
- Đình Đào Xá
- Đình Bối Khê
- Chùa Nồm (Phúc Nhuệ)
- Đình Giẽ Thượng
- Đình Giẽ Hạ
Địa lý dòng chảy
Năm 1831, vua Minh Mạng ra đạo dụ thành lập tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Lý Nhân v.v.. Sông Hồng và sông Nhuệ được lấy làm ranh giới của tỉnh Hà Nội lúc đó chưa gồm Sơn Tây nhưng lại kéo sang một phần tỉnh Hà Nam bây giờ. Tên Hà Nội có nghĩa là "bên trong sông" tức là khu vực nội địa giữa hai con sông này.
Sông Nhuệ dài 76 km và diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075 km² (phần bị các đê bao bọc). Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua quận Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v...
Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng tại cống Liên Mạc (cạnh đình Chèm, TP Hà Nội) và cuối cùng đổ vào sông Đáy tại cống Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua 3 quận (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông) và 4 huyện (Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên) của TP Hà Nội rồi qua huyện Duy Tiên và TP Phủ Lý của tỉnh Hà Nam.
Ô nhiễm môi sinh
Hiện nay sông Nhuệ đang bị bồi lắng và ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ các xưởng máy và phố phường của Hà Nội [1] và Hà Đông, làm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của những người dân sống trong lưu vực.
Lượng nước thải vào sông Nhuệ với hàm lượng khí ô-xy hoà tan trong đó [2] hầu như không còn nữa đã biến con sông này thành con "sông chết" vì tôm cá không thể sinh sống thiếu ô-xy. Vào mùa khô dòng sông cạn nước, nhiều khúc sông trơ đáy bùn không khác gì bãi rác lộ thiên.
BTV: Đông Tỉnh NCCong
[1] một phần là do sông Nhuệ nối với sông Tô Lịch ở gần Văn Điển
[2] tức DO, viết tắt từ tiếng Anh: dissolved oxygen