660 Tao Duong community hall

Đình Tảo Dương

sông Đáynhà Đinhh.Thanh Oai

Đình Tảo Dương có từ năm 1545. Thờ 5 vị thành hoàng. Lễ hội làng: 7 tháng Giêng âl và từ 12 đến 15–3 âl. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1982). Vị trí: QQVG+8GP, xã Hồng Dương, H. Thanh Oai, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 35km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: Làng Tảo Dương - QL21B (xe 78, 91, 103a, 103b).

Địa lý

Hồng Dương là một xã nằm ven quốc lộ QL21B, quần tụ gần một vạn dân, chủ yếu sinh sống bằng nghề canh tác nông nghiệp và chăn nuôi. Xã này ngày nay thuộc về huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, và gồm có 7 thôn: Ba Dư, Hoàng Trung, Mạch Kì, Ngô Đồng, Ngọc Đình, Phương Nhị, Tảo Dương.

Cổng đình Tảo Dương. Ảnh ©NCCong 2021

Thôn Tảo Dương xưa tên là Cảo Dương. Danh nho Nguyễn Doãn Địch sinh ra ở đó, sau trú tại làng Canh Hoạch bên cạnh. Ông đỗ Thám hoa khoa Tân Sửu năm Hồng Đức 12 (1481), làm quan đến chức Hữu thị lang dưới đời vua Lê Thánh Tông. Doãn Địch có cháu nội là Nguyễn Thiến đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (1532) đời Mạc.

Lược sử

Đình Tảo Dương thờ 5 vị thành hoàng: 1. Thần Đống Vĩnh là người Khoái Châu, Hưng Yên, được vua Hùng phong làm Thái bảo nhiếp chính. 2. Hoàng Tế đại vương sinh ngày 12 tháng 3 âl, được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức quan Thái úy. 3. Trần Tuệ đại vương sinh ngày 12 tháng 11 âl, được vua Đinh phong làm Thái phó đại tướng quân. 4. Trần Minh đại vương là anh em sinh đôi của ông Trần Tuệ, được phong làm Tham tán binh sự tướng quân. 5. Hoàng Hựu đại vương (còn gọi Nguyễn Hựu) là người Tảo Dương, sinh ngày 7 tháng 3 âl, được vua Đinh phong làm Điều sát binh sự tướng quân.

Ngôi đình được khởi dựng năm Chính Hòa thứ 10 (1689), về sau được trùng tu năm Cảnh Hưng thứ 27 (1768), Cảnh Hưng thứ 48 (1787) và nhiều lần từ đó đến nay. Hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Giêng và từ ngày 12 đến 15 tháng Ba âm lịch, làng tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng làng giữ nước.

Năm 1982 Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng đình Tảo Dương là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Tiếp theo, còn có Quyết định số 165 ngày 21-12-1985 công nhận di tích lịch sử quốc gia.

Đình Tảo Dương. Ảnh ©NCCong 2021

Kiến trúc

Đình Tảo Dương toạ lạc trong một khuôn viên khá rộng lớn ở ven đồng làng. Cổng nghi môn gồm 4 trụ biểu và 2 cửa phụ, ở bên phải là lối đi vào sân đình rợp bóng cây cổ thụ, bên trái có nhà giải vũ 3 gian và ngôi miếu nhỏ. Đình quay hướng tây nhìn ra phía sông Đáy qua sân rộng, bình phong và hồ nhỏ.

Trong đình Tảo Dương. Ảnh ©NCCong 2021

Toà đại bái 3 gian 2 chái lớn, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ, bên hông hậu cung có dãy hành lang 5 gian. Đình có mái thấp và các gian bên lắp sàn gỗ như thường thấy ở thời Mạc nhưng 4 bộ vì kèo khác nhau cho thấy dấu vết của các đợt trùng tu thời Lê, Nguyễn và gần đây.

Các đầu bẩy của đình đều được chạm khắc hoa văn mềm mại, tinh xảo mang đậm nét kiến trúc, nghệ thuật thời Mạc. Các đầu cột được trang trí những hoa văn họa tiết bay bướm, cầu kì. Các bức chạm trổ tứ linh tại đình cũng rất công phu, tài hoa. Lại có tấm bia hậu bằng gỗ được cụ Lê Quý Sáng (cha của bảng nhãn Lê Quý Đôn) khắc thảo. Cửa hậu cung treo bức hoành phi ghi 4 chữ “Thiên Môn Tường Phượng” (trước cửa trời nhìn rõ phượng bay). Ở phần đầu dư có họa tiết hoa văn hình lá sen rất tinh xảo mang dấu ấn nghệ thuật thời Lê. Đầu bẩy ngoài đòn mái có họa tiết hoa văn cũng kiểu thời Lê.

Chạm gỗ đình Tảo Dương. Ảnh ©NCCong 2021

Di tích lân cận

©NCCông 2012-2018, Tao Duong community hall