Bệnh đau khớp là gì bệnh đau khớp, hay viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp, tình trạng viêm dẫn đến việc sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Các khớp này sẽ bị nóng, đỏ, sưng và đau khiến cho người mắc bệnh khó cử động. Cùng với các triệu chứng tại khớp thì người bệnh còn có thể gặp hiện tượng toàn thân như: sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương tay, vai, đầu gối, khớp xương chậu và đặt biệt nhất là xương sống. Nguyên nhân (...)
Trang nhà > Từ then chốt > particularity > food

food
Bài
-
Sung hầm thịt vừa bổ vừa trị đau khớp
13, Tháng Giêng 2020, bởi BTV -
Những gánh hàng rong
1, Tháng Mười 2011, bởi Cong_Chi_NguyenNếu có dịp đi lang thang trên các hè phố Hà Nội, xưa nay ta vẫn bắt gặp nhiều gánh hàng rong và xe thồ.
Vỉa hè
Hầu như thứ gì nhỏ nhắn rẻ tiền cũng được bày biện bắt mắt trên những chiếc mẹt tênh hênh hoặc cất giấu trong những cái thúng kín đáo ở bên dưới. Bạn có thể tìm thấy những sản phẩm phổ biến của nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ hàng khô cho đến hàng tươi như hương, nến, vàng mã, trầu cau, mớ rau, tôm cá, gà vịt, gạo thịt, hoa quả,...
Với người bình dân thành (...) -
Ô mai, táo dầm...
25, Tháng Tám 2020, bởi BTVNhững món quà vặt quê mùa này hóa ra ở nông thôn rất khó tìm. Ô mai có thể còn là thuốc chữa ho, táo dầm, khế dầm hoàn toàn là thứ ăn cho vui miệng. Đôi khi ăn vào lúc đói còn có hại.
Thập kỷ 60 ở Hà Nội còn rất nhiều hàng bán ô mai, táo dầm, khế dầm. Gánh rong cũng có mà cửa hàng cũng nhiều. Những cổng trường phổ thông, cổng rạp chiếu bóng, cổng công viên không bao giờ vắng những hàng quà loại này. Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm là một đội quân đông đảo bán quà vặt. Lạc rang, ngô rang, hạt dẻ nóng hổi với tiếng rao rề rà đủng đỉnh như bước đi (...) -
Một cái tên phở
16, Tháng Chín 2018, bởi Cong_Chi_NguyenNgười Hà Nội sành ăn không mấy ai không có những kỉ niệm về phở. Cụ Nguyễn Tuân từng lưu phở lại trong kí ức người đời bằng một áng văn chương hóm như… phở. Có ông nhà văn người Bắc vào Nam năm di cư, nhớ quê quá viết hẳn một quyển sách tán về phở. Phở thân được với nhiều người, kẻ ít tiền thảng hoặc có thể bầu bạn cùng, mà anh đủ lực vào cửa hàng đặc sản cũng không khinh được nó. Sài phở cả bách niên kỷ nay, tưởng chúng ta cũng nên biết đến một chân tài hoa trong cái nghề chế ra thứ mỹ vị đó.
Mấy chục năm trước, hàng phở Tư lùn ở 23C Hai (...) -
Phố ẩm thực
22, Tháng Tám 2020, bởi Cong_Chi_NguyenBao gồm phố Tống Duy Tân (200m, đi từ phố Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ) và ngõ Cấm Chỉ (90m, nối phố Tống Duy Tân với phố Hàng Bông). Vị trí: 2RHV+PC, phường Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Cách Hồ Gươm: 1km về phía tây. Bus lân cận: 12A Điện Biên Phủ (xe 02, 09a, 09act, 32, 34, 45, CNG03), 7 Nguyễn Thái Học (02, 23, 34, 45), 167 Phùng Hưng (18, 23)
Lược sử
Thời Nguyễn, đây là con đường chạy bên mang cá Cửa đông-nam của toà thành Hà Nội xây theo kiểu Vauban. Mùa hè 1945 đường này được đặt tên Bùi Bá (...) -
Các quán café lâu đời ở Hà Nội
20, Tháng Mười 2011, bởi Cong_Chi_NguyenCafé Nhân – 39D ngõ Hàng Hành
Chủ đầu tiên là ông Nguyễn Văn Thi (1918-1995), mở năm 1947 ở Vân Đình, quê bà Trần Thị Thanh Kỷ - vợ ông. Nghe nói Nhân ngụ ý nhân đức và tên của một trong hai người bạn cùng mở quán với ông Thi - họ đều là biệt động thành Hoàng Diệu (Hà Nội). Ông Thi có bí quyết rang, xay café đặc biệt ngon. Bây giờ, mỗi người con của ông lại mở riêng một quán, thế nên có nhiều hàng café mang tên Nhân. Cũng không ít quán café mới đã mọc lên gần đây ở ngõ Hàng Hành.
Café Giảng – 7 Hàng Gai
Café Giảng có từ năm 1946. Ông (...) -
Bánh tôm Hà Nội
12, Tháng Tám 2020, bởi BTVNguyên liệu
Tôm tươi 500g - Bột gạo tẻ 500g - Khoai lang 500g - Mỡ nước 400g - Bột nghệ (để tạo mầu) 20g - Nước lã 0,5 lít - Rau ghém (xà lách, thơm, rau mùi..) - Dưa góp (đu đủ xanh, cà rốt) - Nước chấm (nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường, pha chế như nước chấm bún chả)
Cách làm Tôm nhặt rửa sạch, để ráo nước. Khoai lang gọt vỏ, thái nhỏ bằng que diêm, ngâm vào nước muối cho khỏi bị đen. Cho bột gạo tẻ, bột nghệ, vào liễn hòa đều với nước (chú ý đừng để bột vón cục). Đậy vung liền khoảng 1 giờ. Vớt khoai rửa sạch, vẩy ráo, trộn với (...) -
Món ăn đêm trên phố cũ Hà Nội
3, Tháng Sáu 2015, bởi Cong_Chi_NguyenHà Nội đang trong tiết giao mùa. Chỉ vừa tắt nắng, không khí đã chuyển mình mát dịu rất dễ chịu.Lang thang quán xá khi thành phố mới lên đèn trong thời tiết này là một trải nghiệm cực lý thú mà bạn không nên bỏ qua.
Thông thường, người Hà Nội không lang thang quán xá khi tắt nắng để ăn no. Nói cách khác, đây không được coi là bữa chính mà chỉ là bữa phụ, bữa xế (tùy thời điểm) dùng để ăn chơi, để thỏa mãn chút nhạt miệng mà cũng để làm đủ đầy dư vị tinh tế của ẩm thực nơi họ sống. Nhưng những quán xá dưới đây chắc chắn hội tủ đủ các yêu (...) -
ĐỊA CHỈ ẨM THỰC HÀ NỘI
20, Tháng Tám 2016, bởi Cong_Chi_NguyenBánh Bánh chay ngũ sắc (Nguyễn Hữu Huân). Bánh cuốn: vỉa hè Nguyễn Bỉnh Khiêm (chiều tối), Hàng Gà, Lê Văn Hưu, Tố Tịch, Tô Hiến Thành. Bánh đúc: Nguyễn Bình Khiêm, Lê Ngọc Hân, 15 Yên Phụ, chợ Châu Long (trên phố Châu Long). Bánh giò: ngõ chợ Nguyễn Công Trứ, phố Vọng, Thụy Khuê (tượng Lý Tự Trọng), chợ Kim Liên. Bánh khúc Cô Lan (Nguyễn Công Trứ, Hàng Bè...). Bánh mỳ: bà Dần 61 Lò Sũ, 38 Đinh Liệt, Nam 20 Hàng Giày, Hoàng Long 68 Hoà Mã, Huế 18 Lãn Ông. Bánh mỳ patê: Hàng Cân, Lãng (phố Huế), Phù Đổng Thiên Vương - Trần Xuân Soạn, 8a (...)
-
Phố Chả Cá
6, Tháng Hai 2020, bởi Cong_Chi_NguyenPhố Chả Cá là đường một chiều, dài 180m, rộng 8m, đi từ ngã tư Hàng Lược—Hàng Mã qua Hàng Cá xuống ngã tư Lãn Ông—Hàng Cân. Nay thuộc: phường Hàng Bồ, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 500m (hướng 11h). Trạm bus lân cận: 22c phố Hàng Lược và 56 Hàng Cân (xe 31), 115 Phùng Hưng (01, 18, 23, 36, 36ct)
Lược sử
Thời Lê, nơi đây nguyên là đất thôn Đồng Thuận, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Đến đầu thế kỷ XIX, trên phố có bán các loại sơn sống (sơn giọi, sơn thịt, sơn hòm…), vì vậy (...)
0 | 10